Cách làm dạng bài Text-Completion (dạng điền câu còn thiếu) trong VSTEP Reading

Mẹo làm bài dạng điền câu còn thiếu (Text-Completion) bằng cách suy luận, hiểu vấn đề bài đọc cũng như câu hỏi sao cho bạn tìm được câu trả lời phù hợp/ đúng.

avatar

VSTEP EASY

13/01/2025

Nỗi lo về từ vựng khiến bạn khó tiếp cận, hiểu hết cả bài viết part 2,3,4 Reading VSTEP. Vậy phải làm sao để hoàn thành bài đọc? Liệu có mẹo gì ở đây hay không hãy cùng VSTEP EASY tìm hiểu Text-Completion là gì và cách làm bài trong bài viết dưới đây.

Cách làm dạng bài Text-Completion (dạng điền câu còn thiếu) trong VSTEP ReadingTổng quan về dạng Text-Completion (dạng điền câu còn thiếu)

Dạng điền câu còn thiếu là gì? 

Khi làm bài Text-Completion hay được hiểu là “chèn câu vào văn bản”, thí sinh được yêu cầu chèn câu cho sẵn trong câu hỏi vào 1 trong 4 vị trí được đánh dấu bằng các ký hiệu [A], [B], [C], và [D] trong bài đọc. Các ký hiệu này có thể xuất hiện ở trong bất kỳ đoạn văn nào của bài đọc. Dạng điền câu này được đánh giá là khó nhất trong phần bài đọc. Thí sinh cần phải hiểu nội dung chỉ định và nội dung thêm vào thì mới có thể chọn được đáp án đúng.

Ví dụ về dạng bài Text-Completion

Ví dụ về dạng bài Text-Completion

Mẫu câu hỏi thường gặp là:

Dạng câu hỏi này thường xuất hiện như sau:

  • In which space (marked [A], [B], [C], và [D] in the passage) will the following sentence fit? (Trong chỗ trống nào(được đánh dấu [A], [B], [C], và [D] trong đoạn văn) câu sau sẽ phù hợp?)

Đáp án A: [A] B: [B] C: [C] D: [D]

  • Look at the X squares [__], that indicate where the following sentence can be added to the passage. (Nhìn vào các ô vuông X [__], cho biết câu văn sau có thể được thêm vào chỗ trống nào ở đoạn văn.)

Để tìm hiểu thêm về cấu trúc chi tiết bài thi VSTEP Reading và cách chấm điểm, bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết Toàn bộ cấu trúc chi tiết bài thi VSTEP Reading và cách chấm điểm.  

Cách làm dạng Text-Completion trong VSTEP Reading

Các bước làm bài

Với mỗi dạng bài sẽ có cách giải quyết khác nhau, thí sinh nên làm bài có chiến lược phù hợp tránh trường hợp bị rơi rụng điểm thi. Đối với dạng Text-Completion trong VSTEP Reading, VSTEP EASY đề xuất các bạn nên làm theo 4 bước sau:

  • Bước 1: Xác định mối liên hệ giữa câu đã cho với đáp án

  • Bước 2: Xác định câu mà đề bài đưa ra là câu chủ đề, câu nêu ý chính, câu phân tích nguyên nhân, kết quả trong đoạn văn

  • Bước 3: Kiểm tra sự hiện diện các từ nối: this, that, however, finally,... 

  • Bước 4: Xem xét kết quả của các bước trên và chọn đáp án đúng

4 bước này có thể thay đổi đối với các yêu cầu khác nhau theo đề bài.

Lưu ý: Đầu mối tìm vị trí phù hợp nếu không thể dịch nghĩa 

  • Từ/ cụm từ nối ý (transition word/ phrase)

  • Đại từ (noun) bao gồm cả những đại từ chỉ định như this, that…

  • Từ/ cụm từ diễn tả chuỗi sự kiện (sequence word/ phrase)

  • Tính từ sở hữu (possessive adjective) Ví dụ: my, our…

Bước 1: Xác định mối liên hệ giữa câu đã cho với đáp án

Thí sinh cần xác định được các thông tin của câu đề cho 

  • Dạng câu đơn, kép hay phức? 

  • Có thông tin đặc biệt như số, tên riêng hay không?

  • Cấu trúc của câu đề cho là gì? Ví dụ: câu hỏi tu từ, câu đảo ngữ, câu phủ định,...

Bước 2: Xác định câu mà đề bài đưa ra là câu chủ đề, câu nêu ý chính, câu phân tích nguyên nhân, kết quả trong đoạn văn.

Ở bước này khi xác định qua nội dung câu đề muốn truyền tải là gì sẽ giúp thí sinh xem xét, lược bỏ các trường hợp của đáp án không phù hợp

Bước 3: Kiểm tra sự hiện diện các từ nối: this, that, however, finally,...

Với câu mẫu mà đề bài cho nếu có xuất hiện các từ nối thì sẽ xảy ra những trường hợp khác nhau sau:

  • Từ nối chỉ sự đối lập (adversative transition words) đứng ở đầu câu đề cho thì có thể xác định câu đứng trước là những câu mang ý trái ngược. Ví dụ: However, On the contrary, But,...

  • Từ nối chỉ nguyên nhân - hệ quả (causal transition words) đứng ở đầu câu đề cho thì có thể xác định câu đứng trước mang thông tin như nguyên nhân, lý do, hiện tượng của sự việc. Ví dụ: So, Therefore,...

  • Từ nối chỉ sự bổ sung (additive transition words) đứng ở đầu câu đề cho thì có thể xác định câu đứng trước thể hiện thông tin về khái niệm, vấn đề, quy trình chưa được giải thích rõ ràng. Ví dụ: Such as, For example,...

Bước 4: Xem xét kết quả của các bước trên và chọn đáp án đúng

Sau khi có những kết luận từ các bước giải, lưu ý thì thí sinh cần kiểm tra lại đề và đáp án nhằm loại bỏ các đáp án không phù hợp. Đa số khi bạn làm theo đúng 3 bước trên thì đáp án đúng gần như đã hiện ra trước mắt, nhưng tránh bị đề lừa VSTEP EASY vẫn gợi ý các bạn nên kiểm tra lại.

Xem thêm: Cách làm dạng bài Detailed Questions (thông tin) trong VSTEP Reading

Bài tập ví dụ

Dưới đây là 1 dạng bài Text-Completion nằm trong lưu ý, các bạn có thể theo dõi đề bài và cách giải ở bên dưới. Ví dụ này được trích dẫn tại trang 187, sách Tài liệu luyện thi tổng hợp VSTEP BẬC 3 (B1) .

Ví dụ dạng Text-Completion trong VSTEP Reading

Ví dụ dạng Text-Completion trong VSTEP Reading

Dịch nghĩa:

Đề: “Nhiều người trên thế giới không có đủ thức ăn để ăn. [A] Người ta ước tính rằng nó sẽ đạt chín tỷ vào năm 2025. [B] Ngoài ra, chúng tôi đang nhanh chóng cạn kiệt đất mới để sử dụng cho nông nghiệp và chăn nuôi. [C] Số lượng cá trong các đại dương của chúng ta cũng đang giảm vì ô nhiễm và đánh bắt quá mức. [D]”

Câu mẫu cần được thêm: “Trong khi đó, dân số trái đất tiếp tục tăng.”

Câu hỏi: Câu sau sẽ phù hợp với khoảng trống nào (được đánh dấu [A], [B], [C] và [D] trong đoạn văn?)

Bài giải: 

Đáp án đúng là [A]

Ta biết Meanwhile là từ nối có ý nghĩa là while something (else) happens/ is happening. Ở đây, tác giải cho biết: Trong khi nhiều người trên thế giới không có đủ thực phẩm để ăn thì the earth’s population keeps growing. Câu tiếp theo (It is estimated… 2050.) cung cấp chi tiết cụ thể để làm rõ ý của câu được cho trong câu hỏi.

Lý do loại các đáp án còn lại: Xét câu đề cho luôn ở sau

  • [B] - Người ta ước tính rằng nó sẽ đạt chín tỷ vào năm 2025.

Sai do nếu dân số đạt chín tỷ vào năm 2025 thì sử dụng “meanwhile” ở đằng sau là không hợp lý

  • [C] - Ngoài ra, chúng tôi đang nhanh chóng cạn kiệt đất mới để sử dụng cho nông nghiệp và chăn nuôi.

Sai do [C] ở đầu câu sử dụng “Also” ở dạng kết quả, không phù hợp khi thêm câu thêm đứng ở đầu câu có từ “meanwhile” cũng ở dạng thông báo.

  • [D] - Số lượng cá trong các đại dương của chúng ta cũng đang giảm vì ô nhiễm và đánh bắt quá mức.

Sai do số lượng cá không thực sự liên quan, lý do giảm số lượng không chỉ do riêng con người và thực phẩm chính con người sử dụng thì cá chỉ là một trong số đó. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin bạn cần biết khi làm dạng bài Text-Completion, dạng bài này thường bắt gặp và không khó để nhận diện trong phần thi kỹ năng Reading VSTEP. Mong rằng bài viết được thực hiện bởi VSTEP EASY đã giúp bạn hiểu và tìm được cách làm bài phù hợp với mình. Chúc bạn ôn thi VSTEP thành công!!!

Và đừng bỏ lỡ cơ hội ưu đãi đặc biệt dành cho học viên đăng ký sớm khóa học tại VSTEP EASY!

Lộ trình khóa học 40h tại VSTEP EASY

Thông tin liên hệ VSTEP EASY:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN