Toàn bộ cấu trúc bài thi VSTEP Reading chi tiết và cách chấm điểm

Cấu trúc bài thi VSTEP Reading gồm 4 phần và có 5 dạng câu hỏi chính cho cả 4 bài đọc. Cách chấm điểm của phần Reading gồm 40 câu hỏi tương ứng với tổng 40 điểm.

avatar

VSTEP EASY

07/01/2025

VSTEP đang là một lựa chọn phổ biến cho nhiều người đi làm và sinh viên cần đến chứng chỉ ngoại ngữ. Trong bài thi VSTEP, phần Reading là phần thi khá khó vì có nhiều dạng câu hỏi và yêu cầu người thi sử dụng nhiều kỹ năng và kiến thức. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn rõ ràng về cấu trúc VSTEP Reading và cách chấm điểm của phần này.

Toàn bộ cấu trúc bài thi VSTEP Reading chi tiết và cách chấm điểmTổng quan về bài thi Reading VSTEP

Phần thi Đọc VSTEP kéo dài 60 phút, bao gồm cả thời gian chép đáp án từ nháp sang phiếu trả lời, với tổng cộng 40 câu hỏi. Thí sinh sẽ phải đọc 4 đoạn văn với các chủ đề khác nhau, mỗi đoạn dài từ 400-500 từ và phải trả lời 10 câu hỏi cho mỗi đoạn. 

Mức độ khó của các đoạn văn sẽ tăng dần từ B1 đến C1, đoạn cuối cùng của bài thi sẽ khó nhất. Tuy nhiên, độ khó của các câu hỏi trong mỗi đoạn được sắp xếp từ dễ đến khó, giúp dễ dàng phân loại thí sinh theo trình độ của họ. 

Đối với trình độ B1, các bài đọc hiểu tiếng Anh VSTEP được xem là khá khó. Vì bài đọc chứa nhiều từ mới và từ vựng chuyên ngành, vốn dĩ bài thi VSTEP reading nhằm đánh giá trình độ tiếng Anh B2 và C1. 

Tuy nhiên, việc luyện tập đọc hiểu tiếng Anh trình độ B1 trước kỳ thi đã có thể giúp thí sinh đạt kết quả như mong muốn vì với yêu cầu chỉ cần đạt 4.0/10 (điểm đã làm tròn). Đặc biệt là khi biết xác định dạng câu hỏi và áp dụng kỹ năng tìm câu trả lời đúng, sẽ giúp thí sinh đạt được kết quả mong muốn.

Cấu trúc VSTEP Reading

Cấu trúc về phần thi Reading VSTEP

Cấu trúc về phần thi Reading VSTEP

Trước hết, hãy tìm hiểu những thông tin tổng quan về mục đích, thời gian, số câu hỏi và nhiệm vụ của bài thi VSTEP Reading:

  • Mục đích: Bài thi VSTEP Reading nhằm kiểm tra các kỹ năng Reading của thí sinh, với độ khó từ bậc 3 đến bậc 5. 

  • Thời gian: 60 phút.

  • Số câu hỏi: Đề thi VSTEP Reading gồm 4 bài đọc, mỗi bài 10 câu, tổng cộng 40 câu.

  • Nhiệm vụ: Thí sinh sẽ đọc 4 đoạn văn trong đề thi, với tổng số từ dao động từ 1900-2050 từ, mỗi đoạn liên quan đến các chủ đề khác nhau. Sau khi đọc xong, thí sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm dưới mỗi bài đọc.

Dưới đây là cấu trúc VSTEP Reading cụ thể:

Phần

Số câu hỏi

Độ khó

Chủ đề bài đọc

Dạng câu hỏi

1

10 câu

B1

Hoạt động trong cuộc sống hàng ngày: đoạn quảng cáo, nhật ký, mô tả, tin tức,…

Cả 4 phần đều có 5 dạng câu hỏi sau:

  • Main Idea (câu hỏi ý chính)

  • Word-in-Context (từ vựng)

  • Inference Questions (suy luận)

  • Text Completion (điền câu còn thiếu)

  • Tìm kiếm thông tin.

2

10 câu

B2

Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội: tài liệu và tạp chí chuyên ngành,...

3

10 câu

B2 – C1

Chủ đề học thuật, liên quan đến khoa học tự nhiên/xã hội hoặc có văn phong báo chí.

4

10 câu

C1

Chuyên ngành học thuật hoặc nghệ thuật: tác phẩm văn học, tài liệu hướng dẫn,…

Cách dạng bài VSTEP Reading

Trước tiên, thí sinh cần nắm chắc 2 kỹ năng chính để làm bài Reading: Skiming và Scanning.

  • Các bước Skimming

    • Đọc tiêu đề của bài

    • Đọc kỹ đoạn đầu tiên

    • Đọc hiểu câu đầu tiên của những đoạn còn lại trong bài

    • Đọc kỹ đoạn cuối cùng

  • Các bước Scanning

    • Luôn suy nghĩ đến thông tin mình cần tìm là gì

    • Suy đoán dạng thức của thông tin mình cần tìm

    • Phân tích cấu trúc bài đọc để định vị đoạn văn chứa thông tin mình cần tìm

    • Đọc lướt nhanh, chỉ cần chú ý vào những đoạn có keyword

Dạng bài tìm kiếm thông tin

Dạng bài tìm kiếm thông tin của VSTEP Reading

Dạng bài tìm kiếm thông tin của VSTEP Reading

Trong phần Đọc hiểu của VSTEP, đây được coi là dạng bài dễ nhất. Dạng bài này thường bao gồm hai loại: câu hỏi tìm kiếm thông tin chi tiết và câu hỏi tìm kiếm thông tin phủ định.

  • Dấu hiệu nhận biết

    • Loại câu hỏi 1: Dạng bài tìm thông tin chi tiết

Câu hỏi chi tiết là một dạng câu hỏi rất phổ biến trong bài thi Đọc VSTEP. Câu hỏi này yêu cầu thí sinh xác định các thông tin cụ thể được nêu rõ ràng trong bài đọc. 

Thông tin chi tiết thường nằm trong một hoặc hai đoạn văn của bài đọc. Vì vậy, để chọn được đáp án đúng, bạn không cần phải đọc toàn bộ bài mà chỉ cần tìm đúng vị trí có chứa thông tin cần thiết.

Câu hỏi chi tiết trong bài thi Đọc VSTEP thường có dạng:

According to paragraph, which of the following is true of ___?

According to paragraph ___, who/when/where/what/how/why ___?

The author's description of ___ mentions which of the following?

It is stated in paragraph ___ that ___.

It is indicated in paragraph ___ that ___.

It is mentioned in paragraph ___ that ___.

According to paragraph ___, which of the following is true about ___?

According to the passage, who/when/where/what/how/why ___?

    • Loại câu hỏi 2: Dạng bài tìm thông tin phủ định

Câu hỏi dạng phủ định yêu cầu thí sinh xác định lựa chọn nào trong bốn lựa chọn không được đề cập trong bài đọc. Loại câu hỏi này thường chứa các từ như NOT, EXCEPT hoặc LEAST (ít phổ biến hơn), và những từ này luôn được viết hoa. 

Việc phân chia câu hỏi thành các dạng khác nhau chỉ mang tính tương đối. Khi bạn nhận ra một câu hỏi là dạng phủ định, mục đích của nó có thể là yêu cầu bạn tìm chi tiết, ý chính hoặc kiểm tra khả năng nhận diện kỹ thuật paraphrasing.

It is NOT true (that) ___.

It is NOT stated (that) ___.

It is NOT mentioned in paragraph X/in the passage that ___.

Which of the following is LEAST likely?

Which of the following is NOT mentioned in the paragraph/passage?

According to paragraph ___, all of the following are true EXCEPT (that) ___.

It is NOT discussed (that) ___.

It is NOT indicated (that) ___.

  • Cách làm

    • Loại câu hỏi 1: Dạng bài tìm thông tin chi tiết

Bước 1: Đọc kỹ câu hỏi, xác định các từ khóa chính như tên người, tên địa điểm, thời gian, sự kiện, số liệu,...

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa trong bài đọc (sử dụng kỹ thuật Skimming và Scanning).

Bước 3: Kiểm tra lại thông tin, đảm bảo thông tin bạn tìm thấy là chính xác và trực tiếp trả lời câu hỏi.

    • Loại câu hỏi 2: Dạng bài tìm kiếm thông tin phủ định

Đây là một trong những dạng câu hỏi khó nhất trong bài thi Đọc. Để trả lời chính xác, bạn cần đọc dò tìm (Scanning) để xác định vị trí của thông tin trong các lựa chọn nằm ở đâu trong bài đọc, sau đó loại bỏ dần những lựa chọn sai theo phương pháp loại suy (Elimination Process). Lựa chọn cuối cùng chính là câu trả lời đúng.

Xem thêm: Cách làm dạng bài Detailed Questions (thông tin) trong VSTEP Reading

Dạng bài Words-in-context (câu hỏi từ vựng)

Dạng bài Words-in-text (câu hỏi từ vựng) trong VSTEP Reading

Dạng bài Words-in-text (câu hỏi từ vựng) trong VSTEP Reading

Từ vựng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc học tiếng Anh. Thật vậy, vốn từ vựng càng phong phú sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế hơn trong việc giải quyết các câu hỏi trong bài thi đọc, cả về thời gian lẫn độ chính xác. 

Trong bài thi Reading VSTEP, hầu hết các bài đọc trong bốn phần đều có câu hỏi từ vựng. Câu hỏi từ vựng trong ngữ cảnh (Words-in-context Questions) là dạng câu hỏi kiểm tra vốn từ vựng của thí sinh và khả năng đọc hiểu các từ vựng, cũng như các cấu trúc ngữ pháp phức tạp trong bài đọc. 

Hầu hết từ vựng tiếng Anh đều có nhiều nghĩa khác nhau. Với mỗi bài đọc, bạn cần phải xác định nghĩa chính xác của từ trong ngữ cảnh cụ thể, thay vì nghĩa tổng quát.

Loại câu hỏi này xuất hiện rất nhiều trong phần Đọc của VSTEP với nhiều hình thức khác nhau và được chia thành 3 loại cơ bản như sau: Nghĩa của từ/cụm từ trong ngữ cảnh của bài đọc, Từ/cụm từ chỉ nội dung trong bài đọc, Diễn đạt câu từ bằng cách khác.

  • Dấu hiệu nhận biết

    • Loại câu hỏi 1: Diễn đạt câu từ bằng cách khác

Loại câu hỏi này không chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu và vốn từ vựng, mà còn đánh giá năng lực tóm tắt và diễn đạt lại của thí sinh. Đề bài sẽ trích dẫn nguyên văn một câu trong bài đọc và đưa ra bốn lựa chọn, mỗi lựa chọn là một câu có nội dung tương tự và biểu đạt ý nghĩa tương đương với câu gốc.

Các câu hỏi thuộc loại này thường có hình thức như sau: In the first paragraph, what best paraphrases the sentence “___”? (Trong đoạn văn đầu tiên, đáp án nào diễn đạt lại ý của câu “___”?)

    • Loại câu hỏi 2: Nghĩa của từ/cụm từ trong ngữ cảnh của bài đọc

Đây là loại câu hỏi cơ bản nhất của dạng câu Words-in-context. Đề bài yêu cầu người thi tìm một từ đồng nghĩa hợp lý nhất với bối cảnh bài đọc để thay thế cho từ đã được sử dụng trong bài. Các câu hỏi sẽ có hình thức như sau:

The word “___” in line 20 could be best replaced by ___ (Từ “___” ở dòng 20 có thể được thay thế tốt nhất bởi ___)

The word “___” in line 31 is closest in meaning to ___ (Từ “___” ở dòng 31 có nghĩa gần nhất với từ ___)

Which of the following words can best replace the word “___” in line 14? (Từ nào dưới đây thay thế từ “___” đúng nhất ở dòng 14?)

The phrase “___” in lines 14 – 15 is closest in meaning to ___ (Cụm từ “___” ở dòng 14 – 15 có nghĩa gần nhất với ___)

What is “___” in line 19 closest in meaning to? (Cụm từ “___” ở dòng 19 có nghĩa gần nhất với ___)

    • Loại câu hỏi 3: Từ/cụm từ chỉ nội dung trong bài đọc

Loại câu hỏi này kiểm tra khả năng đọc hiểu của thí sinh, đặc biệt là về ngữ pháp. Khả năng đọc hiểu sẽ được kiểm tra bằng cách đưa ra một đại từ hoặc một danh từ chưa xác định. 

Loại câu hỏi này khác với loại câu hỏi thứ 2 khi thí sinh có thể sử dụng vốn từ vựng của mình để hỗ trợ việc trả lời câu hỏi. Ở loại này, thí sinh cần phải đọc và tìm hiểu xem đại từ hay cụm từ thay thế này đề cập đến sự vật, sự việc gì trong bài đọc.

Câu hỏi có dạng như sau:

The word “___” in line 28 refers to ___ (Từ “___” ở dòng 28 chỉ ___)

Who/What does “___” in line 24 refer to? (Ai/Cái gì được ám chỉ bởi từ “___” ở dòng 24?)

  • Cách làm

Words-in-context là một trong những dạng câu hỏi dễ. Nếu có chiến lược làm bài hợp lý, thí sinh sẽ tiết kiệm được thời gian để làm những câu hỏi khác.

Một mẹo nhỏ cho các thí sinh là nên làm câu hỏi Words-in-context trước khi làm những câu hỏi khác. Vì thí sinh không cần phải phân tích quá sâu hoặc toàn bộ bài viết để tìm ra câu trả lời.

Khi gặp các câu hỏi liên quan đến từ vựng trong bài đọc, thí sinh cần tìm manh mối ngay trong câu chứa từ vựng được hỏi. Đôi khi, bạn phải tìm manh mối từ một hoặc hai câu trước hoặc sau câu đó. Manh mối có thể là một định nghĩa, một từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, dấu câu, một ví dụ minh họa, hay một câu hoặc cụm từ diễn giải lại ý nghĩa. Hãy đối chiếu những manh mối này với các lựa chọn A, B, C, D để xác định câu trả lời đúng.

Xem thêm: Các bước làm bài chi tiết của dạng Word-in-context

Dạng bài Main Idea Questions (câu hỏi ý chính)

Dạng bài Main Idea Questions (câu hỏi ý chính) trong VSTEP Reading

Dạng bài Main Idea Questions (câu hỏi ý chính) trong VSTEP Reading

Dạng câu hỏi Main Idea trong VSTEP Reading được xem là tương đối đơn giản. Thông thường, vị trí của dạng câu hỏi này được xếp cuối cùng. Nhờ đó thí sinh có thể dễ dàng hơn trong việc chọn ra đáp án chính xác. Vì khi trả lời các câu hỏi trước đó, thí sinh đã có cái nhìn rõ ràng hơn về các sự vật, sự việc, luận điểm, v.v., được trình bày trong đoạn văn. 

Yêu cầu của dạng câu hỏi này được chia thành 2 dạng nhỏ, gồm: Main Idea (luận điểm chính), Best Title (tiêu đề phù hợp nhất).

  • Dấu hiệu nhận biết

    • Loại câu hỏi 1: Main Idea (luận điểm chính)

Loại câu hỏi tìm luận điểm chính yêu cầu thí sinh xác định nội dung chính của một đoạn văn hoặc toàn bộ bài đọc. Đôi khi, loại câu hỏi này xuất hiện dưới dạng gián tiếp khi đề bài hỏi về thái độ của tác giả hoặc quan điểm mà tác giả muốn truyền tải.

Dưới đây là một số ví dụ về hai hình thức câu hỏi về dạng này trong bài thi VSTEP:

Hình thức trực tiếp:

What is the main idea of paragraph ___? (Nội dung chính của đoạn ___ là gì?) 

Which of the following best expresses the main idea of this passage? (Đáp án nào dưới đây thể hiện nội dung của bài đọc đúng nhất?)

What is the main point of paragraph ___? (Ý chính của đoạn văn ___ là gì?)

What does the passage mainly discuss? (Đoạn văn này tập trung thảo luận về vấn đề gì?)

“What is the purpose of this passage?”  (Mục đích của bài viết này là gì?)

What is the main topic of this passage? (Chủ đề của bài viết này là gì?)

Hình thức gián tiếp:

Which of the following could best describe the message that ___?  (Ý nào dưới đây miêu tả đúng nhất về thông điệp mà ___?) 

Which of the following conclusions can be ___ from this passage? (Kết luận được ___ từ bài đọc là gì?)

    • Loại câu hỏi 2: Best Title (tiêu đề phù hợp nhất)

Loại câu hỏi này yêu cầu thí sinh hiểu rõ nội dung chính của toàn bộ văn bản để lựa chọn tiêu đề phù hợp nhất cho bài đọc. Best title thường xuất hiện ở bài đọc số 3 và số 4 trong VSTEP Reading, khi các nguồn bài đọc được lấy từ các báo, tạp chí, hoặc tài liệu chuyên ngành.

Câu hỏi thường có hình thức như sau: "Which of the following would be the best title for this article/essay/passage?" (Đáp án nào dưới đây là tiêu đề thích hợp nhất cho bài báo/bài viết/đoạn văn này?)

  • Cách làm

Main Idea Questions là một dạng câu hỏi không quá gây khó khăn. Tuy nhiên đôi khi chúng gây ra một số thách thức cho thí sinh vì phải bỏ ra quá nhiều thời gian để trả lời.

Để làm tốt loại câu hỏi này, trước hết thí sinh nên đọc nhanh (Skimming) từng đoạn văn để hiểu đề tài và nội dung chính. Sau đó bạn tập trung vào câu đầu và câu cuối của đoạn văn hoặc bài đọc vì thường thì ý chính được diễn đạt trong hai câu này. 

Tiếp theo, thí sinh nên đọc các từ then chốt trong phần còn lại của văn bản để hiểu rõ hơn ý chính. Vì đôi khi ý chính không được nêu rõ trong câu đầu hoặc cuối. Ngoài ra, lưu ý đến những từ được lặp lại thường xuyên cũng là điều quan trọng.

Thí sinh có thể tham khảo các bước làm bài chi tiết của dạng Main Idea Questions tại đây

Dạng bài Inference Questions (câu hỏi suy luận)

Dạng bài Inference Questions (câu hỏi suy luận)

Dạng bài Inference Questions (câu hỏi suy luận)

Inference Questions là dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh xác định mục đích cũng như cách thức tác giả trình bày thông tin nào đó trong đoạn văn hoặc bài đọc. Thông tin này có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: tranh luận, thông báo, chỉ trích, cảnh báo, định nghĩa, giải thích hoặc so sánh ý tưởng. 

Dạng câu hỏi này dễ gây nhầm lẫn với Detailed Questions (câu hỏi chi tiết) cho thí sinh. Tuy nhiên, khác với Detailed Questions, các câu trả lời của Inference Questions không phải được lấy trực tiếp từ nội dung của bài đọc mà là kết quả của suy nghĩ và suy luận của thí sinh sau khi đọc bài. 

Đây được xem là một dạng câu hỏi phức tạp trong bài thi VSTEP Reading, thường xuất hiện nhiều ở bài đọc số 2, 3 và 4. Do đó, nếu thí sinh thành thạo trong việc nắm bắt nội dung chính từ dạng câu hỏi Main Idea, thì việc trả lời Inference Questions sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Trong bài thi VSTEP Reading, có 3 loại câu hỏi Inference chính, bao gồm: Mục đích của tác giả (Author’s Purpose), Kết luận từ bài đọc (Passage’s Inference), Kết luận từ chi tiết (Detailed Inference).

  • Dấu hiệu nhận biết

    • Loại câu hỏi 1: Kết luận từ chi tiết (Detailed Inference)

Dạng câu hỏi Detailed Inference là những câu hỏi yêu cầu thí sinh phân tích ý nghĩa, mục đích hoặc rút ra kết luận từ một chi tiết cụ thể trong bài đọc. Các chi tiết này có thể là cảm nhận của một nhân vật, mối quan hệ giữa hai sự vật được bàn luận trong bài đọc, và các vấn đề tương tự. Hình thức của câu hỏi có thể như các ví dụ sau:

"Which of the following is the most likely inference about ___?" (Điều nào sau đây là suy luận có khả năng nhất về ___?)

"It can be inferred from the passage/paragraph that ___" (Từ đoạn văn có thể suy ra rằng ___)

"In the fourth paragraph suggests that ___" (Trong đoạn thứ tư gợi ý rằng ___)

Những câu hỏi này yêu cầu thí sinh có khả năng suy luận sâu sắc và hiểu biết rõ ràng về các chi tiết trong bài đọc để có thể trả lời chính xác.

    • Loại câu hỏi 2: Mục đích của tác giả (Author’s Purpose)

Dạng câu hỏi Author’s Purpose yêu cầu thí sinh phân tích và xác định mục đích của tác giả khi sử dụng các chi tiết, biện pháp tu từ và cách sử dụng từ ngữ trong bài đọc. Câu hỏi có thể cung cấp vị trí chính xác của các chi tiết hoặc yêu cầu thí sinh tự tìm ra chúng. Hình thức của câu hỏi sẽ tương tự như các ví dụ dưới đây:

"What is the writer’s purpose?" (Mục đích của tác giả là gì?)

"Why does the author mention ___?" (Tại sao tác giả lại đề cập đến ___?)

"The author mentions ___ in line 2 because ___" (Tác giả đề cập đến ___ ở dòng 2 vì chúng ___)

"What do you learn about the writer’s opinion of ___?" (Chúng ta học được gì về quan điểm của người viết về ___?)

    • Loại câu hỏi 3: Kết luận từ bài đọc (Passage’s Inference)

Dạng câu hỏi này yêu cầu thí sinh đưa ra những suy luận từ ý nghĩa hoặc mục đích của phần được đề cập trong câu hỏi. Dưới đây là một số ví dụ về hình thức của loại câu hỏi này:

"What can be inferred from the paragraph ___?" (Điều gì có thể được suy ra từ đoạn ___?)

"It can be inferred from the passage that ___” (Từ đoạn văn có thể suy ra rằng ___)

"What’s the relationship between ___?" (Mối quan hệ giữa ___ là gì?)

  • Cách làm 

Nếu không có chiến lược trả lời câu hỏi phù hợp, thí sinh sẽ tốn rất nhiều thời gian để giải quyết một câu hỏi Inference. Thí sinh nên ưu tiên giải quyết các câu hỏi chi tiết, câu hỏi từ vựng trong ngữ cảnh trước khi chuyển sang xử lý các câu hỏi Inference. Việc phân bổ thời gian này giúp thí sinh nắm được nội dung chính của bài đọc và có những suy luận nhất định trước khi làm dạng câu hỏi này. 

Xem thêm: Phương pháp lấy điểm dạng bài Inference Questions (câu hỏi suy luận) trong VSTEP Reading

Dạng bài Text-Completion (điền câu còn thiếu)

Dạng bài Text-Completion (điền câu còn thiếu) trong VSTEP Reading

Dạng bài Text-Completion (điền câu còn thiếu) trong VSTEP Reading

Câu hỏi chèn câu vào văn bản chủ yếu xuất hiện trong Phần 4 của bài thi Đọc VSTEP. Thí sinh được yêu cầu chèn câu cho sẵn trong câu hỏi vào một trong các vị trí được đánh dấu bằng các ký hiệu [A], [B], [C] và [D] trong bài đọc.

Đây là một trong những dạng câu hỏi khó nhất trong bài thi Reading. Phần câu hỏi này đòi hỏi thí sinh phải có một loạt kỹ năng và kiến thức: hiểu ý chính của đoạn văn hoặc bài đọc, có vốn từ vựng phong phú, nắm vững ngữ pháp tiếng Anh và các chỉ tố diễn ngôn.

  • Dấu hiệu nhận biết

Dạng câu hỏi này thường được trình bày như sau:

"In which space (marked [A], [B], [C] and [D] in the passage) will the following sentence fit?" (Vị trí nào trong số (các vị trí được đánh dấu [A], [B], [C] và [D] trong  đoạn văn) phù hợp nhất cho câu dưới đây?)  

  • Cách làm

Thông thường, câu được cho trong câu hỏi sẽ cung cấp các manh mối giúp bạn xác định vị trí phù hợp để chèn vào bài đọc. Các manh mối này có thể là từ/cụm từ chuyển tiếp (transition word/phrase), đại từ (pronoun), từ/cụm từ diễn tả chuỗi sự kiện (sequence word/phrase) hoặc tính từ sở hữu (possessive adjective). Dựa vào những manh mối này và suy luận logic, bạn sẽ tìm ra vị trí phù hợp nhất trong bài đọc để chèn câu cho sẵn.

Thí sinh có thể tìm kiểu kỹ các bước làm dạng bài này tại đây.

Cách chấm điểm của phần VSTEP Reading

Cách chấm điểm phần kỹ năng Reading VSTEP

Cách chấm điểm phần kỹ năng Reading VSTEP

Bài viết trên VSTEP EASY đã cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về phần cấu trúc VSTEP Reading. Thí sinh cần nắm rõ cấu trúc bài thi, nhận diện từng dạng và ôn luyện cách làm để không bị bối rối khi đi thi. Chúc các bạn đạt kết quả thi xuất sắc!

Ôn luyện VSTEP Reading cùng VSTEP EASY

Với kỹ năng Input - Reading, người học thường mất nhiều thời gian để cải thiện, thậm chí có nhiều bạn mất vài năm mới có thể nâng band kỹ năng này. Mặt khác, thị trường đầy rẫy tài liệu rải rác thiếu chất lượng, cộng thêm việc thiếu lộ trình bài bản càng khiến hành trình ôn luyện reading của các bạn càng khó khăn hơn.

Hiểu được điều này, VSTEP EASY đã xây dựng khóa B1, B2 với lộ trình cá nhân hóa chỉ trong 40h với lượng kiến thức VSTEP đầy đủ cho cả 4 kỹ năng. Với kỹ năng Reading có hình thức thi là 100% trắc nghiệm, các bạn sẽ được học phương pháp làm bài, mẹo xử lý một số câu hỏi khó. Đặc biệt, các bạn sẽ được luyện tập bộ 30 đề trọng điểm để làm quen với cấu trúc đề thi. 

VSTEP EASY đã giúp hơn 10.000 thí sinh trên khắp cả nước đạt chứng chỉ VSTEP B1, B2 chỉ trong 40h học. Vậy nên, VSTEP EASY tự hào khi tích lũy được một nguồn tài liệu đa dạng và chất lượng, chuẩn cấu trúc đề thi thật.

Ngoài ra, khi tới gần ngày thi, các bạn có thể thi thử trên website của VSTEP EASY để làm quen với hình thức thi. Giao diện website giống đến 99% so với thi thật sẽ giúp các bạn không bị bỡ ngỡ khi vào phòng thi. Nếu muốn làm quen với cấu trúc của kỹ năng Reading, bạn có tham khảo website thi thử của VSTEP EASY tại đây: https://thithuvstep.vstepeasy.edu.vn/ 

Xem hướng dẫn thi thử tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=Ml_-ULyhHoc 

Tham gia ngay khóa học 40 giờ của VSTEP EASY nếu bạn muốn nâng band VSTEP nói chung và kỹ năng Reading nói riêng!

Lộ trình ôn B1, B2 VSTEP cấp tốc

Lộ trình ôn B1, B2 VSTEP cấp tốc

Thông tin liên hệ VSTEP EASY:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN