Cách viết dạng thư khuyên nhủ trong Writing VSTEP Task 1 chi tiết

Bài viết hướng dẫn chi tiết cách viết dạng thư khuyên nhủ trong VSTEP Writing Task 1. Cùng VSTEP EASY nắm vững cấu trúc và mẹo để viết thư hiệu quả trong kỳ thi.

avatar

VSTEP EASY

20/01/2025

Viết thư khuyên nhủ trong bài thi VSTEP Writing Task 1 yêu cầu bạn không chỉ truyền tải thông tin mà còn phải thể hiện sự khuyến khích và thuyết phục phía người nhận. Trong bài viết này, VSTEP EASY sẽ hướng dẫn bạn từng bước để tạo nên một bức thư khuyên nhủ tin hiệu quả, từ cách sắp xếp ý tưởng, lựa chọn ngôn từ phù hợp cho đến những mẹo nhỏ để chinh phục giám khảo.

Cách viết dạng thư khuyên nhủ trong Writing VSTEP Task 1 chi tiếtTổng quan dạng thư khuyên nhủ trong Writing VSTEP Task 1

Tổng quan dạng thư khuyên nhủ Writing VSTEP Task 1

Tổng quan dạng thư khuyên nhủ Writing VSTEP Task 1

Dạng bài thư khuyên nhủ trong kỳ thi VSTEP yêu cầu thí sinh viết một bức thư với độ dài tối thiểu 120 từ. Trong dạng câu hỏi này, thí sinh sẽ tùy thuộc vào đề bài đưa ra lời khuyên giúp một người nào đó về vấn đề hay tình huống khó khăn họ đang mắc phải. Văn phong của bức thư sẽ thay đổi tùy theo đối tượng người nhận, có thể là trang trọng (Formal) hoặc thân mật (Informal), yêu cầu thí sinh phải lựa chọn ngôn từ và cách diễn đạt phù hợp.

Cách viết dạng thư khuyên nhủ trong Writing VSTEP Task 1

Cách viết dạng thư khuyên nhủ Writing VSTEP Task 1

Cách viết dạng thư khuyên nhủ Writing VSTEP Task 1

Các bước viết thư khuyên nhủ

Trước khi đặt bút viết thí sinh cần xác định rõ các bước cơ bản của thư:

  • Nội dung: thí sinh cần xác định rõ nội dung viết thư yêu cầu làm gì 

  • Mục đích viết thư: dựa vào ngữ cảnh, đề bài cho thí sinh cần xác định đây là dạng thư gì

  • Văn phong: tùy thuộc vào người gửi chọn văn phong phù hợp

Bố cục của thư khuyên nhủ

Thông thường một lá thư khuyên nhủ cần bao gồm các thành phần sau:

  • Lời chào đầu thư:

  • Mở đầu thư: Mở đầu thư bằng cách nêu rõ lý do viết, trình bày hiểu biết của mình về vấn đề người nhận thư đang gặp phải 

  • Thân thư: Trả lời các yêu cầu đề bài

  • Kết thư: Người viết bày tỏ cảm xúc của mình, nhấn mạnh lần nữa mục đích của lời khuyên và thể hiện sẵn lòng giúp đỡ trong tương lai đối với người nhận thư

  • Lời chào tạm biệt + Ký tên

Cấu trúc câu thường dùng trong thư khuyên nhủ

Dưới đây là một số cấu trúc có thể tham khảo khi viết dạng thư khuyên nhủ:

Lời chào đầu thư

Giống với các dạng thư khác thí sinh nên mở đầu bằng các cụm chào hỏi quen thuộc.

Trang trọng:

  • "Dear [Recipient's Name],"

  • "Dear Sir/Madam,"

  • "To whom it may concern,"

Ít trang trọng hơn (sử dụng trong các mối quan hệ quen thuộc):

  • "Dear [First Name],"

  • "Hello [First Name],"

  • "Hi [First Name],"

Mở đầu thư

  • I wanted to reach out to you regarding [specific issue] and provide you with some helpful advice.

  • I am writing to address your concern about [specific topic] and offer my recommendations.

  • I hope this letter finds you well. I am writing to give you some advice on [specific issue] that I believe will be beneficial.

Ví dụ:

  • I wanted to reach out to you regarding your recent concerns about the upcoming project and provide you with some helpful advice.

  • I am writing to address your concern about managing stress during exams and offer my recommendations.

  • I hope this letter finds you well. I am writing to give you some advice on how to balance your workload more effectively.

Thân thư

  • One thing you might find helpful is...

  • If I were you, I would...

  • You might want to consider...

  • It could be beneficial to ...

Ví dụ: 

  • One thing you might find helpful is keeping a journal to track your progress and reflect on your goals.

  • If I were you, I would consult with a career advisor before making any major decisions.

  • You might want to consider joining a study group to enhance your learning experience.

  • It could be beneficial to practice mindfulness to manage stress more effectively.

Kết thư

  • I hope you find this advice helpful and that it leads to a positive outcome.

  • Please feel free to reach out if you have any questions or need further guidance.

  • Looking forward to hearing about your progress and successes.

Bài mẫu dạng thư khuyên nhủ trong Writing VSTEP Task 1

Bài mẫu thư khuyên nhủ Writing VSTEP Task 1

Bài mẫu thư khuyên nhủ Writing VSTEP Task 1

1. You have a friend who is struggling with stress at university. Write a letter to your friend.

In your letter:

  • Explain why you think they are stressed.

  • Give some advice on how to manage their stress.

  • Suggest activities that could help them relax.

2. A close friend has been spending too much time on social media and it’s affecting their studies. Write a letter to them advising on how to balance their time.

In your letter:

  • Explain the negative effects of spending too much time on social media.

  • Offer advice on how to manage time effectively.

  • Suggest productive activities to focus on.

3. Your friend has been neglecting their health due to a busy work schedule. Write a letter giving advice on how to stay healthy while working.

In your letter:

  • Explain the importance of maintaining good health.

  • Suggest ways to incorporate healthy habits into a busy schedule.

  • Recommend specific activities or diet changes that can help.

You have a friend who is struggling with stress at university. Write a letter to your friend.

In your letter:

  • Explain why you think they are stressed.

  • Give some advice on how to manage their stress.

  • Suggest activities that could help them relax.

Dear Thanh,

I hope this letter finds you well. I’ve noticed lately that you seem a bit stressed with your university workload, and I wanted to reach out. It’s completely understandable, given the pressure of assignments, exams, and deadlines, but I think this stress might be getting overwhelming for you.

One thing I’d suggest is to take a step back and organize your time. Creating a schedule can help you manage tasks more efficiently without feeling overwhelmed. Also, remember to take regular breaks — studying for hours on end without a break can make things worse.

To help relax, you could try some activities like going for a walk, practicing yoga, or even meditating for a few minutes each day. These can help clear your mind and reduce stress. Sometimes just listening to your favorite music or chatting with a friend can do wonders.

I’m here if you need to talk or want to take a break from studying. Take care of yourself!

Best wishes,
Manh

(Bạn Thành thân mến ,

Mình hy vọng bạn nhận được lá thư này và vẫn ổn. Gần đây, mình để ý thấy bạn có vẻ hơi căng thẳng với khối lượng công việc ở trường đại học, và mình muốn chia sẻ với bạn. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi vì áp lực từ các bài tập, thi cử và hạn nộp bài rất lớn, nhưng mình nghĩ sự căng thẳng này có lẽ đang trở nên quá tải với bạn.

Một điều mình muốn gợi ý là bạn nên dành thời gian nhìn lại và sắp xếp thời gian của mình. Việc tạo ra một lịch trình sẽ giúp bạn quản lý công việc hiệu quả hơn mà không cảm thấy quá áp lực. Hơn nữa, đừng quên nghỉ giải lao đều đặn – học hàng giờ liền mà không nghỉ có thể làm mọi thứ tồi tệ hơn.

Để thư giãn, bạn có thể thử một số hoạt động như đi dạo, tập yoga, hoặc thậm chí thiền trong vài phút mỗi ngày. Những hoạt động này có thể giúp tâm trí bạn thoải mái và giảm bớt căng thẳng. Đôi khi chỉ cần nghe nhạc yêu thích hoặc trò chuyện với một người bạn cũng có thể tạo ra điều kỳ diệu.

Mình luôn ở đây nếu bạn muốn trò chuyện hay cần một khoảng thời gian nghỉ ngơi khỏi việc học. Hãy chăm sóc bản thân nhé!

Chúc bạn mọi điều tốt lành,
Mạnh)

Lưu ý khi viết dạng thư khuyên nhủ

Một số lưu ý khi viết Writing VSTEP Task 1

Một số lưu ý khi viết Writing VSTEP Task 1

Sử dụng văn phong không phù hợp

Tùy thuộc vào đối tượng nhận thư là bạn bè hoặc người thân, người viết tùy trường hợp sẽ không cần phải sử dụng văn phong quá trang trọng. Tuy nhiên, người viết nên tránh mắc lỗi khi dùng ngôn ngữ nói, từ lóng, và các cụm từ thông tục trong bài thi. 

Ví dụ 1: “Yo! You up for a movie tonight?” (Chào, bạn có muốn xem phim tối nay không?). “Yo” và “up for” là các từ ngữ thông tục và không thích hợp trong văn viết.

Sửa lại: “I would love for you to join me for a movie tonight” (Mình rất vui nếu bạn có thể tham gia xem phim tối nay).

Ví dụ 2: “Sup? Wanna hang out tomorrow?” (Có chuyện gì mới không? Bạn có muốn ra ngoài chơi ngày mai không?). “Sup” và “wanna” là các từ lóng không phù hợp.

Sửa lại: “I hope you’re doing well. I would be happy if you could join me for a get-together tomorrow” (Mình hy vọng bạn vẫn khỏe. Mình sẽ rất vui nếu bạn có thể tham gia buổi gặp mặt vào ngày mai).

Không theo sát yêu cầu đề bài 

Nhiều trường hợp người viết, thí sinh có thể không đọc kỹ yêu cầu của đề bài và bỏ sót các thông tin cần thiết trong bức thư.

Ví dụ: đề bài yêu cầu viết thư mời bạn bè đến tham dự một buổi tiệc trà, bao gồm địa điểm, thời gian tổ chức, ngày tháng và yêu cầu về trang phục Việc không đề cập đến một trong những chi tiết này trong thư sẽ dẫn đến việc bài viết bị đánh giá là không hoàn chỉnh.

Không đảm bảo số lượng từ

Phần Writing task 1 dạng thư khuyên nhủ yêu cầu viết tối thiểu 120 từ trong thời gian khoảng 20 phút. Vì vậy thí sinh nên lưu ý kỹ yêu cầu đề bài để không bị trừ điểm. 

Xem thêm bài viết: Cách viết dạng thư cung cấp thông tin trong Writing Task 1 chi tiết

Ôn luyện VSTEP B1 B2 cùng VSTEP EASY

Ôn luyện VSTEP B1, B2 cùng VSTEP EASY

Ôn luyện VSTEP B1, B2 cùng VSTEP EASY

Việc tự luyện thi VSTEP có thể là thử thách lớn đối với nhiều thí sinh. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm uy tín và chất lượng chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới thì VSTEP EASY là một sự lựa chọn đáng cân nhắc đó. Với VSTEP EASY, chất lượng và trải nghiệm học tập của học viên là mục tiêu hàng đầu trong suốt quá trình phát triển!

  • Lộ trình học chỉ 40h: VSTEP EASY cung cấp cho bạn lộ trình học tinh gọn chỉ gói gọn trong 5-9 tuần. Giáo trình được biên soạn tỉ mỉ, chắt lọc những kiến thức cốt lõi nhất. Chỉ học những kiến thức trọng tâm, không lan man, dài dòng, làm mất thời gian của học viên.   

  • Các cấu trúc lấy điểm chi tiết từng kỹ năng: VSTEP EASY không chỉ hướng dẫn bạn cách làm bài một cách hệ thống mà còn cung cấp các bài tập và hướng dẫn chi tiết về cách tối ưu hóa điểm số cho từng kỹ năng. Hiểu rõ tiêu chí đánh giá giúp bạn nâng cao hiệu quả ôn tập và tự tin hơn trong kỳ thi đấy.

  • Chữa bài Nói Viết 1: 1: Đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm của VSTEP EASY sẽ chữa bài Nói Viết 1: 1 qua video miễn phí hằng tuần. Bạn sẽ nhận được phản hồi chi tiết và hướng dẫn cụ thể để cải thiện kỹ năng, giúp bạn phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu một cách hiệu quả nhất.

  • 30 bộ đề thi chuẩn cấu trúc: VSTEP cung cấp 30 bộ đề thi chuẩn cấu trúc và cập nhật liên tục, giúp bạn làm quen với dạng câu hỏi và định dạng đề thi thực tế. Bài tập về nhà sẽ giúp bạn luyện tập thường xuyên và củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

VSTEP EASY đã giúp hơn 10.000 thí sinh trên khắp cả nước đạt chứng chỉ VSTEP B1, B2 chỉ trong 40h học nên VSTEP EASY tự hào khi tích lũy được một nguồn tài liệu đa dạng và chất lượng, chuẩn cấu trúc đề thi thật. VSTEP EASY tự tin là một đối tác đồng hành trên hành trình chinh phục chứng chỉ VSTEP B1, B2 của bạn! 

Nhanh tay đăng ký sớm khóa học VSTEP EASY để không bỏ lỡ cơ hội ưu đãi đặc biệt! 

Lộ trình cấp tốc B1 - B2 VSTEP trong 40h (5-9 tuần) tại VSTEP EASY

Lộ trình cấp tốc B1 - B2 VSTEP trong 40h (5-9 tuần) tại VSTEP EASY

Thông tin liên hệ VSTEP EASY:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN