Kỹ năng viết thư Formal, Informal ứng dụng thực tế trong đời sống thường được kiểm tra tại VSTEP Writing Task 1 mà bất cứ thí sinh nào tham gia đều cần trau dồi.
VSTEP EASY
Kỹ năng viết thư Formal, Informal ứng dụng thực tế trong đời sống thường được kiểm tra tại VSTEP Writing Task 1 mà bất cứ thí sinh nào tham gia đều cần trau dồi.
VSTEP EASY
Trong phần thi VSTEP Writing Task 1, các dạng thư đòi hỏi thí sinh phải có khả năng phân tích và xem xét yêu cầu đề cần lá thư có hình thức phù hợp như thế nào. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan về các dạng thư bao gồm tổng quan về VSTEP Writing Task 1, tiêu chí chấm điểm, các dạng bài và chiến thuật làm bài Writing VSTEP Task 1.
Xem thêm: Nắm vững toàn bộ các dạng bài VSTEP Writing và cách chấm điểm
Trong quá trình ôn thi VSTEP Writing, thí sinh cần hoàn thiện các kỹ năng cần thiết, có chiến lược xử lý task phù hợp để ăn trọn điểm thi. Vậy trước tiên bạn cần hiểu qua về VSTEP Writing là gì? Thời gian làm trong bao lâu? Ở phần Writing kiểm tra và yêu cầu tối thiểu thí sinh có thể viết bài đơn giản, có tính liên kết về các chủ đề quen thuộc hoặc mối quan tâm cá nhân bằng cách kết nối các thành tố đơn lập thành bài viết có cấu trúc.
Kỹ năng Viết - Writing của chứng chỉ VSTEP quy định được làm trong 60 phút, gồm có 2 phần gọi là Task 1, Task 2. Thí sinh cần biết 1 số gợi ý sau để có thể hoàn thành phần thi task 1 thành công:
Task 1 nên được làm trong khoảng 20 phút.
Tối thiểu bài làm task 1 phải đạt từ 120 từ trở lên.
Quy định điểm dành cho task 1 Writing là ⅓ điểm trên tổng.
Task 1 yêu cầu thí sinh phải viết 1 lá thư hay 1 email trao đổi.
Mục đích đánh giá task 1: khả năng sử dụng từ vựng, câu nối phù hợp truyền đạt được mong muốn bản thân.
Mục tiêu xác định: sau khi nhận đề thí sinh cần phân biệt đó là thư thân mật hay sang trọng
Đối với yêu cầu cơ bản của writing vstep từ bậc 3 trở lên mà thí sinh đã nắm bắt được ở trên thì tiêu chí chấm điểm vstep sẽ dựa vào đâu? Với Task 1, thí sinh sẽ được chấm điểm dựa trên 4 tiêu chí cơ bản như sau:
Task Fulfilment (mức độ đáp ứng yêu cầu đề ra)
Organization (bố cục và cách sắp xếp ý)
Vocabulary (từ vựng)
Grammar (ngữ pháp)
Vậy thí sinh cần viết nội dung đúng theo gợi ý, yêu cầu bài ra. Ban giám khảo sẽ xem thí sinh có cách xử lý tình huống có phù hợp với mong muốn đề bài hướng tới hay không. Thí sinh cần xây dựng các ý trong bài viết có logic, không hoặc ít viết sai từ vựng, thành ngữ, cấu trúc.
Phân loại task 1 theo 2 dạng chính là:
Dạng thư theo mức độ trang trọng: tùy theo việc bạn viết lá thư cho ai và mối quan hệ của bạn với người đó. Nên khi chia theo mức độ trang trọng, ta sẽ được 2 loại:
Thư thân mật: viết cho bạn bè, người thân
Thư trang trọng: viết với mục đích công việc, viết cho một người bạn không quen biết.
Dạng thư theo mục đích:
Thư cảm ơn (Thank-you letters): Sử dụng khi bạn muốn biểu lộ lòng biết ơn đối với việc sử dụng các dịch vụ hoàn hảo, cảm ơn vì quà tặng hoặc vì ai đó đã làm một việc tốt cho mình. Thư cảm ơn có thể sử dụng ngôn ngữ thân mật hay trang trọng.
Thư yêu cầu (Request letters): Sử dụng khi bạn muốn xin thêm thông tin về 1 khóa học, về hồ sơ xin học, xin nghỉ phép,...
Thư xin việc (Application letters): Sử dụng để xin việc, xin học bổng. Loại thư này sử dụng ngôn ngữ trang trọng
Thư phàn nàn (Complaint letters): Mọi người thường viết thư phàn nàn để thể hiện về sự không hài lòng khi sử dụng 1 sản phẩm, dịch vụ nào đó hoặc để nói về những khó khăn họ gặp phải khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Thư xin lỗi (Apology letters): Sử dụng khi bạn sẽ không thể tham gia 1 sự kiện, lời mời nào đó hoặc để xin lỗi vì 1 điều không hay đã xảy ra, ví dụ như đã không tham dự một cuộc họp, đã làm hỏng đồ vật…. Loại thư này có thể sử dụng ngôn ngữ thân mật hoặc trang trọng.
Bố cục Informal Letter
Thư cảm ơn khi sử dụng ngôn ngữ thân mật. Các mẫu câu bạn có thể tham khảo khi viết thư này như sau:
Many thanks for your help. [Cảm ơn rất nhiều vì đã giúp đỡ mình]
I am grateful (to you) for your help. [Cảm ơn bạn vì đã giúp đỡ mình]
How considerate and wonderful of you to remember my birthday. I will cherish this memory forever. [Bạn thật là chu đáo và tuyệt vời khi nhớ tới ngày sinh nhật của mình. Mình sẽ nhớ mãi kỷ niệm này]
I hope you will give me the chance to return your kindness. [Mình hy vọng rằng bạn sẽ cho mình cơ hội báo đáp lòng tốt của bạn]
Thư xin lỗi khi sử dụng ngôn ngữ thân mật. Thí sinh có thể áp dụng 2 mẫu câu nói lời xin lỗi như sau:
I’m sorry that S + V
I’m sorry for (not) V-ing
Xem thêm: Chiến lược làm bài dạng Informal Letter của VSTEP Writing Task 1
Bố cục Formal Letter
Thư cảm ơn khi sử dụng ngôn ngữ trang trọng. Các mẫu câu bạn có thể tham khảo khi viết thư này như sau:
I am writing this letter to thank you for … [Tôi viết lá thư này để cảm ơn ông/ bà vì …]
I am writing this letter to extend my sincere thanks to somebody. [Tôi viết bức thư này để biểu lộ lòng chân thành cảm ơn của tôi đến ai]
This letter is to express my thanks and appreciation for … [Tôi viết lá thư này để biểu lộ lòng biết ơn của tôi vì …]
I am writing these few lines to express my sincere thanks to you. [Tôi viết vài dòng để thể hiện lòng cảm ơn chân thành đến ông/ bà]
Thư yêu cầu thường phải sử dụng ngôn ngữ trang trọng trong lá thư. Các mẫu câu bạn có thể tham khảo khi viết thư này như sau:
I am writing to ask about/ enquire about … [Tôi viết thư này để yêu cầu về …]
I would like to suggest (that) you (should) … [Tôi muốn đề nghị rằng …]
May I suggest that…/ My suggestion is that … [Tôi đề nghị …]
The reason for this request is that … [Lý do cho yêu cầu này là …]
The reason why I am asking for this is that … [Lý do mà tôi yêu cầu là vì …]
I would be interested to know … [Tôi muốn biết …]
Could you please send me further information/ details about …? [Ông/ bà có thể gửi cho tôi xin thêm thông tin về … ?]
I would be grateful if you could inform me about … [ Tôi sẽ rất biết ơn nếu ông/ bà thông tin thêm cho tôi về …]
Thư xin việc tùy vào vị trí bạn ứng tuyển nhưng ngôn ngữ trong lá thư phải trang trọng thể hiện mong muốn, chuyên nghiệp của người viết trong vị trí là ứng viên. Các mẫu câu bạn có thể tham khảo khi viết thư này như sau:
Lời mở đầu
I am writing to apply for the post of … [Tôi viết thư để ứng tuyển vào vị trí …]
I would like to apply for the position of … in your company. [Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí … ở công ty ông/ bà.]
I saw your advertisement on … [Tôi đọc được quảng cáo trên …]
Trình độ học vấn
I graduated from … university. [Tôi tốt nghiệp tại trường …]
I learned … at university. [Tôi học … tại trường đại học]
Kinh nghiệm
I was in charge of … [Tôi chịu trách nhiệm …]
I have experience of … [Tôi có kinh nghiệm …]
As a …, I was … [Là 1 người làm …, công việc của tôi là làm …]
Kết bài
I hope I will be connected for an interview. [Tôi hy vọng rằng tôi sẽ được liên hệ phỏng vấn.]
I hope that you will consider my application. [Tôi hy vọng rằng ông/ bà sẽ xem xét hồ sơ xin việc của tôi.]
I look forward to receiving your reply soon. [Tôi mong đợi nhận được thư trả lời sớm.]
Thư phàn nàn mang nội dung về tình huống gặp phải mà bạn cảm thấy bất bình, cần được giải quyết khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ bên họ. Các mẫu câu bạn có thể tham khảo khi viết thư này như sau:
Nền tảng vấn đề
I bought an appliance from your shop on … [Tôi đã mua một thiết bị từ cửa hàng của ông/ bà vào ngày …]
I stayed in your hotel for … [Tôi đã ở khách sạn của ông/ bà trong …]
I learned a/an … course at your center last month. [Tôi đã tham gia khóa học … ở trung tâm ông/ bà vào tháng trước]
Nêu vấn đề
I found that … [Tôi nhận ra rằng …]
It did not work well/ properly. [Nó không hoạt động tốt/ hiệu quả]
The room was not clean. [Phòng không sạch sẽ]
The food in the restaurant was too little and too cold. [Đồ ăn trong nhà hàng quá ít và quá nguội]
The staff were unfriendly. [Nhân viên không thân thiện]
Teachers often came to class late. [Giáo viên thường đến lớp muộn]
Giải pháp
I request that you refund the money in full. [Tôi đề nghị ông/ bà hoàn lại toàn bộ tiền cho tôi]
I request that you replace a new one for me as the appliance is under warranty. [Tôi đề nghị ông/ bà thay thế cái máy mới cho tôi vì thiết bị đang trong thời gian bảo hành]
I hope that you will provide more customer service training for your staff. [Tôi hy vọng ông sẽ đào tạo thêm về dịch vụ chăm sóc khách hàng cho nhân viên]
Kết bài
I look forward to receiving your reply soon. [Tôi mong sớm nhận được thư trả lời của ông/ bà]
I hope that you will provide more customer service training for your staff. [Tôi hy vọng ông/ bà sẽ điều tra vấn đề và cho tôi câu trả lời ngay lập tức]
Thư xin lỗi khi sử dụng ngôn ngữ trang trọng. Thí sinh có thể tham khảo các mẫu câu nói lời xin lỗi như sau:
I apologise for N/ V-ing. [Tôi xin lỗi vì …]
Please accept my apologies. [Xin hãy chấp nhận lời xin lỗi của tôi]
I terribly regret that + S + V. [Tôi rất lấy làm tiếc rằng …]
I am sorry that I shall not be able to … [Tôi xin lỗi tôi sẽ không thể …]
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết Formal Letter của VSTEP Writing Task 2 đạt điểm cao
Thư cảm ơn (Thank-you letters)
Lời chào
Lý do viết thư cảm ơn vì điều gì
Thể hiện sự cảm kích
Mong muốn cảm ơn họ bằng 1 cách thiết thực (không bắt buộc)
Kết thư
Ví dụ về thank-you letter
Bài viết mẫu
Dear Mrs. Smith,
I am writing to thank you for letting me stay in your house when I studied in London.
I can still remember the first days when I came to your house. You were always very kind and helpful to me. As I could not speak English well, you were always very patient to me and spoke very slowly for me to understand. Besides, I was also grateful for your delicious food. You are such a great cook! I really enjoyed time when you also took me to many interesting places in London, for example, Buckingham Palace, and Big Ben Tower.
I feel glad that you were my host family. I hope that you will travel to Vietnam some day so I can repay your kindness.
Yours sincerely,
Bản dịch:
Bà Smith kính mến,
Cháu viết thư này để cảm ơn bà đã cho cháu ở nhà bà khi cháu đi học ở London.
Cháu vẫn còn nhớ những ngày đầu tiên khi cháu đến nhà bà ở. Bà đã luôn tốt bụng và giúp đỡ cháu. Vì cháu nói tiếng Anh không tốt nên bà luôn rất kiên nhẫn với cháu và nói chuyện với cháy một cách chậm rãi để cháu có thể hiểu được. Bên cạnh đó, cháu cúng rất biết ơn bà vì đồ ăn cực kỳ ngon. Bà đúng là một đầu bếp cừ khôi! Cháu đã rất thích thú khi bà đưa cháu đi thăm các địa danh nổi tiếng ở anh như Cung điện Buckingham, và Tháp Big Ben.
Cháu thấy rất vui khi bà là gia đình chủ nhà của cháu. Cháu hi vọng rằng bà sẽ đến thăm Việt Nam một ngày nào đó để cháu có thể báo đáp lòng tốt của bà.
Kính thư,
Thư yêu cầu (Request letters)
Lời chào
Giới thiệu bản thân
Mục đích viết thư
Nêu các yêu cầu bạn mong muốn
Kết thư: cảm ơn và mong yêu cầu sớm được xử lý
Ví dụ về request letter
Bài viết mẫu:
Dear Sir,
I am writing to ask you to arrange a celebration party for the graduation on June 15.
We are students at Vietnam National University, Hanoi. There are 30 people in our class and two teachers and we need a private room. On June 15, we will have a graduation ceremony at university in the morning. After that, we will have a celebration party at your restaurant. Firstly, we would like to have buffet lunch for the group and then we will take part in some activities such as á singing songs, taking photos. Therefore, I suggest that you prepare a backdrop, a microphone and a small stage.
Thank you in advance for arranging the party for us. I hope that we have a great time with you.
Yours faithfully,
Bản dịch:
Thưa Ông/Bà,
Tôi viết thư này để yêu cầu Ông/Bà sắp xếp một bữa tiệc kỷ niệm tốt nghiệp vào ngày 15 tháng 6.
Chúng tôi là sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Lớp chúng tôi có 30 người và hai giáo viên, chúng tôi cần một phòng riêng. Vào ngày 15 tháng 6, chúng tôi sẽ có lễ tốt nghiệp tại trường đại học vào buổi sáng. Sau đó, chúng tôi sẽ tổ chức tiệc mừng tốt nghiệp tại nhà hàng của Ông/Bà. Đầu tiên, chúng tôi muốn có bữa trưa buffet cho cả nhóm và sau đó chúng tôi sẽ tham gia một số hoạt động như hát, chụp ảnh. Do đó, tôi đề nghị Ông/Bà chuẩn bị phông nền, micro và sân khấu nhỏ.
Cảm ơn Ông/Bà đã sắp xếp bữa tiệc cho chúng tôi. Tôi hy vọng chúng tôi sẽ có một khoảng thời gian vui vẻ tại nhà hàng của Ông/Bà.
Trân trọng,
Thư xin việc (Application letters)
Lời chào
Giới thiệu bản thân
Nêu rõ vị trí cần ứng tuyển và biết được tin tuyển dụng qua đâu
Nêu bằng cấp, kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển
Mong muốn được liên hệ phỏng vấn
Kết thư: cảm ơn và mong chờ nhận được thư hồi đáp
Ví dụ về application letter
Bài viết mẫu:
Dear Sir or Madam,
I am writing to apply for the position of an accounting officer as advertised on vietnamworks.com. I have enclosed my CV for your reference.
I graduated from Hanoi Academy of Finance in accounting in 2017. I have been working as an account for Masan Group for nearly 3 years. I was responsible for recording payments, expenses into our system and invoicing clients. Besides, I was also in charge of assisting salespeople in making daily, weekly and monthly reports. I am good at using Microsoft Word and Excel.
I believe that my education background and experience would fit me in. Therefore, I hope that I will be contacted for an interview.
I look forward to receiving your reply soon.
Yours faithfully,
Bản dịch:
Thưa Ông/Bà,
Tôi viết đơn xin ứng tuyển vào vị trí nhân viên kế toán được đăng tuyển trên vietnamworks.com. Tôi đã đính kèm CV để Ông/Bà tham khảo.
Tôi tốt nghiệp ngành Kế toán tại Học viện Tài chính Hà Nội vào năm 2017. Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm làm kế toán tại Tập đoàn Masan. Tôi chịu trách nhiệm ghi chép các khoản thanh toán, chi phí vào hệ thống và xuất hóa đơn cho khách hàng. Ngoài ra, tôi còn phụ trách hỗ trợ nhân viên bán hàng lập báo cáo hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Tôi thành thạo sử dụng Microsoft Word và Excel.
Tôi tin rằng trình độ học vấn và kinh nghiệm của tôi phù hợp với vị trí này. Do đó, tôi hy vọng được liên lạc để phỏng vấn.
Tôi mong sớm nhận được hồi âm từ Ông/Bà.
Trân trọng,
Thư phàn nàn (Complaint letters)
Lời chào.
Miêu tả tình huống phàn nàn.
Miêu tả vấn đề và kết quả mong muốn, nêu rõ ngày tháng chẳng hạn như ngày mua sản phẩm, dịch vụ, …
Nêu hướng giải quyết mong muốn.
Nêu thời gian cụ thể mà bạn muốn phàn nàn của bạn được giải quyết nếu không bạn sẽ xem xét hành động khác. (không bắt buộc)
Kết thư: yêu cầu được trả lời thư trong khoảng thời gian thích hợp và đính kèm tài liệu, hóa đơn, chứng từ liên quan.
Lời cảm ơn.
Ví dụ về complaint letter
Bài viết mẫu:
Dear Sir or Madam,
I am writing to complain about an appliance I bought from your shop.
On May 15th, I ordered a Samsung fridge from your shop. However, the freezer compartment is not working well now. I mean that it takes too much time to freeze the food items inside it. As a result, some food does not look fresh. Besides, the fridge is also making too much noise.
I phoned the customer service office to report the problem and they said they would send a technician to fix it the same day. However, it was 2 days ago and I am still waiting for help.
I hope that you will look into the matter soon. In case you can not fix it, I request that you replace a new one as the fridge is under warranty.
I look forward to receiving your reply soon.
Yours faithfully,
Bản dịch:
Thưa Ông/Bà,
Tôi viết thư này để khiếu nại về một thiết bị gia dụng mà tôi đã mua từ cửa hàng của quý vị.
Vào ngày 15 tháng 5, tôi đã đặt mua một chiếc tủ lạnh Samsung từ cửa hàng của quý vị. Tuy nhiên, hiện tại ngăn đá của tủ lạnh không hoạt động tốt. Ý tôi là nó mất quá nhiều thời gian để đông lạnh thực phẩm bên trong. Kết quả là một số thực phẩm không còn tươi. Bên cạnh đó, tủ lạnh còn phát ra tiếng ồn quá lớn.
Tôi đã gọi điện đến văn phòng chăm sóc khách hàng để báo cáo sự cố và họ nói rằng sẽ gửi kỹ thuật viên đến sửa chữa trong cùng ngày. Tuy nhiên, đó là cách đây 2 ngày và tôi vẫn đang chờ đợi sự trợ giúp.
Tôi hy vọng quý vị sẽ sớm xem xét vấn đề này. Trong trường hợp không thể sửa chữa, tôi yêu cầu quý vị thay thế bằng một chiếc mới vì tủ lạnh vẫn còn trong thời gian bảo hành.
Tôi mong sớm nhận được hồi âm từ quý vị.
Trân trọng,
Thư xin lỗi (Apology letters)
Lời chào
Lý do viết thư xin lỗi vì sự việc gì
Giải thích lý do
Nêu hành động bù đắp và mong muốn được thứ lỗi
Ví dụ về apology letter
Bài viết mẫu:
Dear Maria,
First of all, congratulations on your marriage, I am so sorry I couldn’t be there but I was really looking forward to attending your wedding party.
When I received your invitation, I was very eager to see you look beautiful in white. However, I had to attend a business conference in Ho Chi Minh city. You know, I told you about the importance of the conference to our company as I met some clients who I supported for the past few years. That’s the reason why I couldn’t join your wedding party.
I hope to see you this weekend so that i can give you my wedding presents and then we can go out for a meal together. I hope that you’ll let me make it up to you.
Yours,
Bản dịch:
Maria thân mến,
Trước hết, xin chúc mừng đám cưới của bạn. Mình rất xin lỗi vì không thể có mặt nhưng thực sự rất mong chờ tham dự tiệc cưới của bạn.
Khi nhận được thiệp mời, mình rất háo hức được nhìn thấy bạn đẹp lộng lẫy trong chiếc váy cưới. Tuy nhiên, mình phải tham dự một hội nghị kinh doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bạn biết đấy, mình đã kể với bạn về tầm quan trọng của hội nghị đối với công ty của chúng ta vì mình gặp một số khách hàng mà mình đã hỗ trợ trong vài năm qua. Đó là lý do tại sao mình không thể tham dự tiệc cưới của bạn.
Mình hy vọng sẽ gặp bạn vào cuối tuần này để tặng quà cưới cho bạn và sau đó chúng ta có thể đi ăn tối cùng nhau. Mình hy vọng bạn sẽ để mình chuộc lỗi.
Thân ái,
Xem thêm một số dạng thư khác dưới đây:
Dạng thư mời (Invitation letters) trong Writing VSTEP Task 1
Dạng thư khuyên nhủ trong Writing VSTEP Task 1
Dạng thư cung cấp thông tin trong Writing Task 1
Dạng thư đề nghị (Letter of suggestions)
Dựa trên các thông tin được liệt kê ở trên, VSTEP EASY gửi đến các bạn tham khảo bảng so sánh tổng nội dung bố cục giữa thư thân mật (informal letters) và thư trang trọng (formal letters). Bảng so sánh này chỉ liệt kê các nội dung chung, có thể linh hoạt theo từng loại thư viết khác nhau.
Bảng so sánh informal letter và formal letter
Thí sinh cần chú ý lời chào và lời kết thúc, ký tên vì nó sẽ quyết định thái độ, loại thư mà bạn chọn viết là thư thân mật hay trang trọng. Do 2 phần này đều không quá dài, không yêu cầu kỹ thuật cao nên thí sinh thường viết tùy ý không xác định rõ, gây bối rối cho các nội dung chính trong bài.
Ví dụ: bạn viết thư xin việc nhưng lại bắt đầu với tên riêng “Dear Jess”, điều này thể hiện sự thân thiết thay vì lối nói trang trọng phía sau mà bài viết mang lại.
Như vậy, phần kết thư cũng phải chú ý khi viết sao cho phù hợp với bối cảnh của bài. Cần nhấn mạnh nhiều lần do giám khảo sẽ chấm kỹ sự liên kết giữa các câu, đoạn của bài viết.
Ví dụ: bạn viết thư xin việc nhưng lại kết thúc bằng “Love”, “All the best”, điều này thể hiện sự thân thiết thay vì lối nói trang trọng mà bài viết mang lại.
Ngoài ra, thí sinh luôn luôn cần xác định ngôn ngữ viết thư ngay từ ban đầu để hình thành được giọng văn thân mật hay trang trọng.
Ví dụ:
Thư trang trọng: không sử dụng từ viết tắt
Thư thân mật: Có thể sử dụng 1 số câu như văn nói là thành ngữ, tục ngữ,...
Xem thêm cách làm Writing Task 2 tại bài viết: Phương pháp làm bài & bài mẫu các chủ đề trọng điểm Writing Task 2
Bên cạnh đó, các nguồn tài liệu trên mạng có thể không chính thống và kém chất lượng nếu bạn đang tự học theo những giáo trình này không những gây mất thời gian mà còn không hiệu quả. VSTEP EASY đã giúp hơn 10.000 thí sinh trên khắp cả nước đạt chứng chỉ VSTEP B1, B2 chỉ trong 20h học nên VSTEP EASY tự hào khi tích lũy được một nguồn tài liệu đa dạng và chất lượng, chuẩn cấu trúc đề thi thật.
Tại VSTEP EASY, bạn sẽ được hưởng những đặc quyền sau:
Cấu trúc lấy điểm chi tiết từng kỹ năng: VSTEP EASY cung cấp các bài tập và cấu trúc lấy điểm cụ thể cho từng kỹ năng, giúp bạn hiểu rõ cách thức đánh giá và tối ưu hóa điểm số của mình.
Chữa bài nói, viết 1: 1 qua video: Đội ngũ giảng viên của VSTEP EASY sẽ chữa bài nói và viết của bạn qua video, cung cấp phản hồi chi tiết và hướng dẫn cách cải thiện kỹ năng một cách hiệu quả nhất.
Mô hình lớp học 4: 1: VSTEP EASY áp dụng mô hình lớp học với 4 giáo viên (1 đứng lớp, 2 chữa bài, 1 cố vấn) và 1 quản lý lớp học, đảm bảo sự hỗ trợ tối đa cho bạn trong suốt quá trình học tập. Điều này giúp bạn nhận được sự hướng dẫn cá nhân hóa và hỗ trợ toàn diện.
30 bộ đề chuẩn cấu trúc, bài tập về nhà liên tục: VSTEP EASY cung cấp 30 bộ đề thi chuẩn cấu trúc, được cập nhật liên tục, giúp bạn làm quen với định dạng đề thi thực tế và nâng cao khả năng làm bài.
Meeting 1: 1 trước khi thi: Trước khi bước vào kỳ thi, bạn sẽ có buổi meeting 1: 1 với giảng viên để tổng kết kiến thức, giải đáp mọi thắc mắc và chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho ngày thi.
Trên đây là tổng quan về VSTEP Writing Task 1: Chiến thuật làm bài & chủ đề thường gặp bao gồm tiêu chí chấm điểm, các dạng bài, chi tiết cách làm và ví dụ cụ thể. Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết đối với bài thi VSTEP-Writing Task 1 sẽ hữu ích với các bạn!
Và đừng bỏ lỡ cơ hội ưu đãi đặc biệt dành cho học viên đăng ký sớm khóa học tại VSTEP EASY!
Thông tin liên hệ VSTEP EASY:
Hotline: (Ms. Ngọc): 0867388625
Fanpage VSTEP dễ hiểu cùng Jess
Group Luyện thi B1 B2 VSTEP không hề khó cùng Ms. Jess và VSTEP EASY
Youtube: VSTEP EASY - 6 Tuần Chinh Phục Chứng Chỉ B1 B2 VSTEP
Youtube: VSTEP dễ hiểu cùng Jess
TikTok: VSTEP dễ hiểu cùng Jess